Văn phòng thừa phát lại là gì?

Đăng ngày 19/02/2021 1230

Thừa phát lại là một thuật ngữ gốc Hán - Việt đã tồn tại ở Việt Nam từ trước năm 1975. Vậy thừa phát lại được hiểu như thế nào? Làm sao để trở thành thừa phát lại? Văn phòng thừa phát lại là gì? Điều kiện thành lập và chức năng của văn phòng thừa phát lại cụ thể ra sao? Văn phòng thừa phát lại không được phép làm những việc gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Timvanphonghanoi.com giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

Thừa phát lại là gì? 

Khái niệm thừa phát lại

Thừa phát lại là chức danh được Nhà nước bổ nhiệm (Nguồn: Internet)

Thừa phát lại không phải nhân viên làm việc tại các cơ quan Nhà nước nhưng lại là người được Nhà nước bổ nhiệm. Theo đó thừa phát lại được trao cho các quyền để thực hiện một số công việc nhất định như: tống đạt giấy tờ, thi hành án dân sự, lập vi bằng và các công việc khác trong khuôn khổ quy định của pháp luật và các Nghị định liên quan.

Trong xã hội cũ thừa phát lại tương đương với chức mõ tòa - là người chuyên giữ việc báo tin và chịu trách nhiệm thi hành các quyết định của Tòa án. Nhưng hiện tại cụ thể các công việc được thừa phát lại thực hiện bao gồm:

  • Lập vi bằng theo yêu cầu của các tổ chức, cơ quan và cá nhân;
  • Thực hiện công việc tống đạt các loại giấy tờ, tài liệu… theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự hoặc của Tòa án;
  • Trực tiếp tổ chức việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của các đương sự;
  • Theo yêu cầu của đương sự, thừa phát lại còn xác minh điều kiện thi hành án;

Chú ý: Thừa phát lại không tổ chức thi hành các bản án, quyết định do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động và trực tiếp ra quyết định thi hành án.

Điều kiện để được bổ nhiệm thừa phát lại

Để được bổ nhiệm chức danh thừa phát lại cần đáp ứng một số yêu cầu (Nguồn: Internet)

Để được cơ quan nhà nước bổ nhiệm chức danh thừa phát lại cần đáp ứng một số yêu cầu như sau:

  • Chưa có tiền án; 
  • Tốt nghiệp chuyên ngành luật - cử nhân luật;
  • Là người Việt Nam có sức khỏe và đạo đức, phẩm chất tốt;
  • Đã được cấp chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn đào tạo thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
  • Hiện tại không kiêm nhiệm hành nghề luật sư, công chứng viên và một số công việc khác theo quy định của pháp luật;
  • Đã có kinh nghiệm công tác trong ngành luật từ 5 năm hoặc đã từng đảm nhận chức vụ thẩm phán, luật sư, chấp hành viên, kiểm sát viên, điều tra viên, công chức viên từ Trung cấp trở lên.

Đặc điểm của thừa phát lại

Thừa phát lại giúp đương sự sử dụng vi bằng làm chứng cứ (Nguồn: Internet)

Khi thực hiện các công việc liên quan đến thi hành án dân sự, thừa phát lại có quyền tương đương Chấp hành viên (trừ quyền xử phạt vi phạm hành chính). Mọi cá nhân cũng như các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp có nhiệm vụ phải thực hiện các yêu cầu của thừa phát lại theo đúng quy định của pháp luật. Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân từ chối thực hiện yêu cầu của thừa phát lại trái pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và nếu có thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường thiệt hại theo đúng quy định.

Hơn thế nữa, thừa phát lại còn giúp đương sự chủ động sử dụng vi bằng làm chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân đương sự. Như vậy, thừa phát lại vừa giúp được người dân, vừa góp phần mở rộng thêm một kênh mới trong việc tạo lập chứng cứ. Từ đó giúp Tòa án và các cơ quan xét xử có thêm nguồn chứng cứ khi giải quyết các tranh chấp. Chỉ riêng việc để người dân chủ động bảo vệ quyền, lợi ích của mình đã thể hiện giá trị to lớn của công việc thừa phát lại.

Trong công tác tống đạt văn bản, quyết định, bản án của Tòa án đến tay các đương sự thừa phát lại luôn hoàn thành nhiệm vụ và tạo được sự tín nhiệm cao. Và chi phí của từng công việc do thừa phát lại thực hiện sẽ được ghi đầy đủ trong hợp đồng dịch vụ giữa văn phòng thừa phát lại và người có yêu cầu. Vậy văn phòng thừa phát lại là gì?

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Khái niệm văn phòng thừa phát lại

Ảnh 4: Văn phòng thừa phát lại tổ chức hành nghề thừa phát lại (Nguồn: Internet)

Nếu như thừa phát lại là một chức danh nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm thì văn phòng thừa phát lại chính là tổ chức hành nghề thừa phát lại. Tên gọi của văn phòng thừa phát lại bao gồm cụm từ bất di bất dịch “Văn phòng thừa phát lại” đi kèm theo phía sau là tên riêng của từng văn phòng. Người đại diện theo pháp luật và người đứng đầu văn phòng thừa phát lại thường là thừa phát lại. Các văn phòng thừa phát lại sẽ có trụ sở làm việc, con dấu, tài khoản riêng và tự chủ tài chính là nguyên tắc hoạt động của các văn phòng thừa phát lại hiện nay. 

Điều kiện cấp phép hoạt động cho văn phòng thừa phát lại

Để thành lập được văn phòng thừa phát lại phải đảm bảo được một số điều kiện như:

  • Diện tích của văn phòng thừa phát lại phải đảm cho hoạt động, lưu trữ tài liệu, thuận tiện cho khách hàng, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất khác để hoạt động;
  • Tổ chức bộ máy thừa phát lại theo quy định tại Nghị định 135/2013/NĐ-CP;
  • Phải có tài khoản và đăng ký mã số thuế;
  • Phải ký quỹ 100.000.000 đồng cho mỗi thừa phát lại hoặc phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho từng thừa phát lại. Việc ký quỹ cho mỗi thừa phát lại phải được thực hiện tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi thí điểm thừa phát lại.

Văn phòng thừa phát lại không được thực hiện các công việc gì?

Văn phòng thừa phát lại không được thực hiện một số công việc nhất định (Nguồn: Internet)

Về cơ bản chức năng của văn phòng thừa phát lại hoàn toàn dựa trên những công việc mà thừa phát lại thực hiện (Điều 3, Nghị định 69/2013/NĐ-CP có ghi rõ). Tuy nhiên văn phòng thừa phát lại không được phép thực hiện một số công việc sau:

  • Tiết lộ thông tin công việc mà thừa phát lại đang thực hiện; trừ khi pháp luật có quy định khác;
  • Dùng thông tin công việc thừa phát lại đang thực hiện để nhận lợi ích hoặc xâm hại quyền, lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
  • Đòi thêm các khoản lợi ích khác ngoài mức thù lao đã ghi trong hợp đồng;
  • Thừa phát lại không được đảm nhận các công việc có liên quan đến quyền và lợi ích của mình hoặc của những người thân thích;
  • Những công việc bị cấm theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về thừa phát lại và văn phòng thừa phát lại. Nếu quý vị cần tư vấn tìm văn phòng giá tốt vui lòng liên hệ số hotline hiển thị trên web: Timvanphonghanoi.com để được hỗ trợ nhanh nhất. Trân trọng!

Văn phòng cho thuê nổi bật

Có nên ngủ trưa? Tác dụng của việc ngủ trưa cho dân văn phòng

Có nên ngủ trưa? Tác dụng của việc ngủ trưa cho dân văn phòng

28/01/2021

Trong thời buổi hiện đại và tất bật công việc như hiện nay, mọi người thường không chú trọng nhiều về giấc ngủ của mình. Đây là một…

Xem chi tiết
Savills là gì? Tất tần tật về công ty Savills Việt Nam

Savills là gì? Tất tần tật về công ty Savills Việt Nam

23/01/2021

Là một trong 2 công ty quản lý bất động sản lớn nhất Việt Nam, Savills luôn là cái tên được nhiều chủ đầu tư và các tập đoàn lớn nhắc…

Xem chi tiết
CBRE là gì? Tất tần tật về công ty CBRE

CBRE là gì? Tất tần tật về công ty CBRE

22/01/2021

Nhắc đến CBRE, giới Bất động sản trong và ngoài nước không còn xa lạ gì với cái tên này. Nhưng chắc hẳn, sẽ có nhiều đã nghe nhiều…

Xem chi tiết
Văn phòng cho thuê quận Hai Bà Trưng đầy đủ phân khúc, giá rẻ

Văn phòng cho thuê quận Hai Bà Trưng đầy đủ phân khúc, giá rẻ

16/04/2020

Nội dung 1, Những khu vực văn phòng cho thuê phổ biến tại quận Hai Bà Trưng 2, Giá văn phòng cho thuê tại quận Hai Bà Trưng 3, Lợi…

Xem chi tiết
Văn phòng cho thuê quận Hà Đông giá rẻ tại trung tâm

Văn phòng cho thuê quận Hà Đông giá rẻ tại trung tâm

16/04/2020

Thuê văn phòng tại quận Hà Đông đang ngày càng phổ biến bởi nơi đây dân số ngày càng đông, cũng là khu vực phát triển sầm uất hơn…

Xem chi tiết
Tìm văn phòng cho thuê quận Cầu Giấy giá rẻ

Tìm văn phòng cho thuê quận Cầu Giấy giá rẻ

16/04/2020

Cầu Giấy là điểm cung văn phòng cho thuê đa dạng nhất trong số các khu vực tại Hà Nội. Bên cạnh không ít những dự án bất động sản…

Xem chi tiết
xem nhiều hơn