Đăng ngày 01/12/2019
Mở văn phòng đại diện cần phải nộp bao nhiêu loại thuế, đó là những loại thuế gì? Bài viết này Sun Office sẽ cung cấp những kiến thức liên quan đến thuế đối với một văn phòng đại diện. Hãy nắm chắc những thông tin dưới đây để không vi phạm những quy định của pháp luật về nghĩa vụ đóng thuế trong kinh doanh nhé.
Khi doanh nghiệp hoạt động phát triển, chủ doanh nghiệp sẽ có nhu cầu mở thêm văn phòng đại diện ở cùng tỉnh/ thành phố hoặc ở tỉnh, khu vực khác. Vậy, một văn phòng đại diện mới thành lập cần làm những gì?
Khi thành lập văn phòng đại diện mới, doanh nghiệp cần phải gửi thông báo về việc lập văn phòng đại diện tới phòng Đăng ký kinh doanh của tỉnh/thành phố. Trong nội dung ghi rõ:
Ngoài thông báo trên, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
Công ty bạn mở một văn phòng đại diện tại Hà Nội, nhưng bạn còn băn khoăn không rõ văn phòng mình có phải đóng thuế không, và nếu có thì phải đóng loại thuế gì?
Theo quy định của pháp luật, văn phòng đại diện không cần phải đóng thuế môn bài nếu tại đây không phát sinh các giao dịch thu - chi tiền, được phép thực hiện các giao dịch hành chính và xúc tiến thương mại. Mở văn phòng đại diện không phải nộp báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp hay thực hiện các nghĩa vụ về sổ sách kế toán. Trong trường hợp công ty mẹ yêu cầu văn phòng đại diện nộp báo cáo tài chính nội bộ thì văn phòng vẫn có thể tạo báo cáo tài chính. Lưu ý rằng văn phòng đại diện vẫn phải đăng ký mã số thuế.
Ngoài ra, đối với các nghĩa vụ kê khai, khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu khi chi trả lương thưởng nhân viên, phí dịch vụ cho đối tượng được chịu thuế thì văn phòng đại diện vẫn phải chi trả.
Như vậy, văn phòng đại diện không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nếu ở đây chỉ đơn thuần thực hiện các giao dịch hành chính, xúc tiến thương mại, hoạt động thu chi tiền diễn ra ở công ty mẹ hoặc văn phòng chi nhánh. Nếu có phát sinh giao dịch kinh doanh, thu chi tiền thì phải nộp thuế môn bài. Văn phòng đại diện phải chịu thuế thu nhập cá nhân do có chi trả lương, thưởng cho nhân viên.
Như đã nói ở trên, văn phòng đại diện chỉ phải nộp thuế nếu tại đây phát sinh các giao dịch kinh doanh, hợp đồng mua bán, cho thuê theo quy định tại Điểm 3.4, Mục II, Văn bản hợp nhất 33/2014/VBHN-BTC. Cụ thể loại thuế phải nộp là thuế môn bài.
Ngoài ra, văn phòng đại diện cũng phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Theo đó, tại đây hướng dẫn thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên.
Thuế môn bài được tính dựa trên vốn điều lệ (hay vốn đầu tư) của văn phòng đại diện đó. Theo luật định, có 3 mức thuế môn bài áp dụng cho văn phòng đại diện như sau:
- VPĐD có vốn điều lệ/vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng thì phải đóng thuế môn bài bậc 1 ở mức 3 triệu đồng/năm.
- VPĐD có vốn điều lệ/vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng thì phải đóng thuế môn bài bậc 2 ở mức 2 triệu đồng/năm
- VPĐD khác đóng thuế môn bài ở mức 1 triệu/năm (bậc 3, áp dụng cho cả chi nhánh, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp hay các tổ chức kinh tế)
Nếu văn phòng đại diện được thành lập trong thời gian là 6 tháng đầu năm thì mức thuế phải nộp vẫn là cả năm. Nếu VPĐD được thành lập trong 6 tháng cuối năm thì phải nộp thuế môn bài là 50% cho mức thuế cả năm. Nếu người nộp thuế sản xuất hay kinh doanh được không kê khai những lệ phí môn bài thì bắt buộc phải đóng lệ phí cả năm, không phân biệt là 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
Nếu văn phòng đại diện nộp đơn về việc tạm ngừng kinh doanh trong cả năm thì không phải nộp thuế cho cả một năm.
Thủ tục và nộp thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
Hồ sơ kê khai thuế cho cá nhân Việt Nam mà văn phòng đại diện cần chuẩn bị bao gồm:
Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP thì bên cạnh việc nộp thuế môn bài,VPĐD có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên VPĐD.
Thuế TNCN được áp dụng cho từng đối tượng lao động, cách tính như sau:
- Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên;
- Khấu trừ 10%: Dành cho cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ;
- Khấu trừ 20%: Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài.
Các công thức cần nhớ để tính thuế TNCN:
Thu nhập chịu thuế = Tồng thu nhập - Các khoản miễn thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập tính thuế - Các khoản giảm trừ
Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế * Thuế suất (lũy kế, thu nhập tính thuế càng cao thì thuế suất càng lớn)
Căn cứ vào các loại giấy tờ giảm trừ gia cảnh, thu nhập thường xuyên thì thuế TNCN của từng nhân viên sẽ được tính chính xác. VPDD sẽ phải kê khai thuế TNCN theo luật định.
Như vậy Sun Office vừa cung cấp một số thông tin về thuế liên quan đến văn phòng đại diện. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn còn băn khoăn hay cần tư vấn thêm về việc mở văn phòng đại diện, tìm văn phòng cho thuê để mở văn phòng đại diện thì có thể liên hệ ngay với Sun Office để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
Việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh nghiệp. Việc hạch toán kế toán văn phòng đại diện không có lựa chọn nào khác ngoài hình thức hạch toán phụ thuộc.
Tất cả các tờ khai về lệ phí môn bài, thuế môn bài, kê khai thuế môn bài của văn phòng đại diện đều được công ty mẹ thực hiện.
Với những chia sẻ trên của Sun Office, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào? Nếu cần tham khảo thêm các thông tin về luật và tư vấn luật, bạn có thể tìm đọc và tra cứu các thông tin tổng hợp khác được đăng tải trên:
28/01/2021
Trong thời buổi hiện đại và tất bật công việc như hiện nay, mọi người thường không chú trọng nhiều về giấc ngủ của mình. Đây là một…
Xem chi tiết23/01/2021
Là một trong 2 công ty quản lý bất động sản lớn nhất Việt Nam, Savills luôn là cái tên được nhiều chủ đầu tư và các tập đoàn lớn nhắc…
Xem chi tiết22/01/2021
Nhắc đến CBRE, giới Bất động sản trong và ngoài nước không còn xa lạ gì với cái tên này. Nhưng chắc hẳn, sẽ có nhiều đã nghe nhiều…
Xem chi tiết16/04/2020
Nội dung 1, Những khu vực văn phòng cho thuê phổ biến tại quận Hai Bà Trưng 2, Giá văn phòng cho thuê tại quận Hai Bà Trưng 3, Lợi…
Xem chi tiết16/04/2020
Thuê văn phòng tại quận Hà Đông đang ngày càng phổ biến bởi nơi đây dân số ngày càng đông, cũng là khu vực phát triển sầm uất hơn…
Xem chi tiết16/04/2020
Cầu Giấy là điểm cung văn phòng cho thuê đa dạng nhất trong số các khu vực tại Hà Nội. Bên cạnh không ít những dự án bất động sản…
Xem chi tiết